Sau sinh mẹ cần một lượng lớn sữa để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của bé. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà sữa mẹ về rất ít, thậm chí cạn dần rồi ngừng tiết sữa. Mẹ thật sự băn khoăn và không hiểu bản thân đã làm sai điều gì để gây ra tình trạng ấy? Hãy cùng điểm danh những “thủ phạm” nguyên nhân mất sữa ảnh hưởng xấu đến quá trình tiết sữa và gây ra tình trạng mất sữa sau sinh tại đây.
Mất sữa là tình trạng không hiếm gặp ở các bà mẹ sau sinh. Đây là tình trạng bầu ngực mẹ không tiết ra sữa dù con bú nhiều, ảnh hưởng xấu đến quá trình thu nạp dinh dưỡng để phát triển trong giai đoạn sơ sinh của trẻ.
Nguyên nhân gây ra tình trạng mất sữa là hiện tượng cơ thể bị thiếu hụt hormone tạo sữa Prolactin và hormone tiết sữa Oxytocin. Khi cơ thể không được kích thích sản sinh bộ đôi hormone trên thì vú mẹ sẽ không có sữa cho trẻ bú. Mất sữa có thể diễn ra từ từ hoặc ngừng đột ngột.
Theo nhiều nghiên cứu, có khá nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến việc sản sinh bộ đôi tạo sữa và tiết sữa trong cơ thể người mẹ, trong đó có những nguyên nhân điển hình sau.
Nhiều mẹ thấy mình ít sữa nên ngại cho trẻ bú, nhưng làm như vậy chỉ khiến tình trạng khan sữa, mất sữa trở nên trầm trọng hơn. Vì hành động mút vú mẹ của trẻ sơ sinh có tác động mạnh mẽ trong việc kích thích sản sinh sữa mẹ, và sữa mẹ sản xuất theo nhu cầu của bé. Nếu trẻ không bú và không rút sữa trong ngực mẹ ra mỗi ngày thì mẹ sẽ nguy cơ cao trong việc mất sữa, ngừng hẳn việc tiết sữa.
Thể trạng và tinh thần của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiết sữa. Khi mẹ stress, mệt mỏi và buồn bã quá độ, việc sản sinh ra các hormone tạo và tiết sữa sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đồng thời tình trạng thể chất mệt mỏi, yếu ớt sẽ khiến cơ thể mẹ không còn năng lượng để tiết sữa một cách ổn định. Vì vậy, nếu muốn bé có nhiều sữa để bú thì mẹ nhớ cân đối thời gian chăm sóc bé và thời gian dành cho bản thân mình.
Việc cho bé bú đúng tư thế, đúng cách có ảnh hưởng lớn đến việc tiết sữa. Con có tư thế bú đúng, thoải mái và dễ chịu trong vòng tay mẹ thì mới có thể thu nhận tối đa lượng dinh dưỡng trong một cữ sữa, từ đó cơ thể mẹ mới được kích thích sản sinh nhiều sữa hơn.
Nhiều mẹ muốn duy trì tình trạng cân dáng, cân lượng sữa trong hai bầu ngực dẫn đến việc bé chưa bú hết sữa bầu ngực này mẹ đã cho chuyển sang bầu ngực khác. Tuy nhiên điều này không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng tăng trưởng của bé mà còn khiến mẹ mất sữa. Vì sữa bé bú sẽ được chia thành sữa đầu và sữa cuối trong bầu ngực khiến con không nhận được trọn vẹn hàm lượng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển.
Đồng thời, trong ngực mẹ có protein đặc biệt thúc đẩy việc kéo sữa. Nếu hàm lượng protein đó trong ngực cao thì sữa mẹ sẽ không được kích thích sản xuất thêm. Vì vậy hãy đảm bảo ngực rỗng, cạn sữa trong mỗi lần bé bú để cơ thể sản xuất nhiều sữa cho bé hơn mẹ nhé!
Hành động nặn, bóp ngực với tác động lực quá mạnh có thể gây ra tình trạng tắc, nhiễm trùng và áp xe vú. Nếu muốn kích thích việc sản sinh sữa, mẹ có thể thực hiện những bài massage ngực nhẹ nhàng với khăn ấm, xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ, đồng thời dùng máy hút sữa để có thể rút sữa trong ngực mẹ ra một cách nhẹ nhàng.
Bổ sung dinh dưỡng đa dạng là cách hiệu quả để giúp mẹ tạo sữa chất lượng cho bé, tuy nhiên mẹ cần tránh những thực phẩm như măng, dưa chua… để hạn chế việc mất sữa sau sinh.
Việc mẹ bị bệnh và phải dùng thuốc để chữa trị là điều bất khả kháng. Tuy nhiên trong thuốc có thể có một vài thành phần ức chế Prolactin và Oxytocin, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của mẹ.
Trên đây là những sai lầm thường gặp nguyên nhân mất sữa và khan sữa. Hãy tránh xa các suy nghĩ tiêu cực, rèn luyện thói quen chăm sóc bé khoa học và bồi bổ dinh dưỡng đúng cách để cơ thể luôn tràn trề sữa cho con no bụng và khỏe mạnh mẹ nhé!
Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí