Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Bé từ chối (đình công) bú mẹ, phải làm sao?
18/12/2021

Em bé đang bú sữa mẹ đều đặn bỗng nhiên có biểu hiện đình công và từ chối bú mẹ? Liệu hành động này có phải là biểu hiện của tình trạng sức khỏe bất ổn hay bé đang muốn thể hiện rằng con đã sẵn sàng cai sữa? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân thường gặp và cách xử lý cho tình trạng bé không chịu bú với bài viết sau đây mẹ nhé!

Nguyên nhân khiến bé không chịu bú

  • Đau hoặc khó chịu do đang mắc bệnh hoặc phát triển sinh lý: Tình trạng mọc răng, có tưa miệng hoặc mụn rộp sẽ khiến trẻ đau miệng khi bú. Ngoài ra bệnh nhiễm trùng tai cũng khiến con cảm thấy đau nhức và không thể bú mẹ một cách thoải mái. Bên cạnh đó, vết đau nhức ở vị trí tiêm cũng khiến con muốn bỏ ăn và từ chối bú mẹ.
  • Con bị ốm: Tình trạng cảm lạnh, nghẹt mũi khiến con khó thở và khó có thể bú như bình thường.
  • Mùi hương hoặc hương vị khác thường: Những thay đổi về mùi hương khiến trẻ đôi khi lạ lẫm và không thích bú mẹ nữa. Ngoài ra những thực phẩm mẹ ăn có hương vị lạ, các loại thuốc uống, tình trạng cơ thể có thể ảnh hưởng đến hương vị sữa và khiến bé bỏ bú.
  • Sữa mẹ quá ít hoặc quá nhiều: Lượng sữa ít khiến trẻ nôn nóng khi quá lâu không có sữa chảy xuống, hoặc dòng sữa ào ạt tuôn trào qua một lần mút khiến con hoảng sợ và cảm thấy không an toàn.
  • Phản ứng mạnh của mẹ khi bé nhay, cắn cũng khiến con giật mình và nhận ra rằng mẹ không thoải mái, con cũng có thể ngưng bú.
  • Dùng sữa công thức: Khi được uống sữa công thức từ sớm khiến con quen vị ngọt, đậm của sữa công thức, khi trở lại uống sữa mẹ con sẽ không thấy quen thuộc và có thể đình công bú mẹ.
  • Dùng ti giả quá sớm: Việc ngậm ti giả với cấu trúc và chất liệu khác sữa mẹ khiến con lạ lẫm khi được ngậm ti mẹ trở lại.

Cách xử lý khi bé không chịu bú mẹ

Nếu mẹ chưa muốn cai sữa cho trẻ thì mẹ hãy kích thích nhu cầu bú sữa mẹ trở lại bằng các cách sau:

  • Tạo không khí vui vẻ, thoải mái hạnh phúc khi con bú.
  • Trò chuyện, thủ thỉ nhẹ nhàng để con cảm thấy dễ chịu khi bú mẹ.
  • Dành thời gian tiếp xúc da kề da nhiều hơn với con. Việc tiếp xúc thân mình với cơ thể con giúp trấn an bé, các hormone hạnh phúc được tiết ra sẽ giúp bé cởi mở hơn khi ti sữa mẹ.
  • Có thể cho bé bú khi bé buồn ngủ. Nhiều em bé chấp nhận bú mẹ trở lại khi đang trong trạng thái thư giãn, sắp vào giấc.

  • Hãy kích hoạt dòng sữa chảy ngay khi bé bú để con không phải đợi chờ hoặc mút vú quá lâu.
  • Nếu sữa mẹ chảy quá ồ ạt thì mẹ có thể kẹp núm vú bằng ngón trỏ và ngón cái để giảm bớt lực sữa về miệng trẻ.
  • Nếu con đang say mê bú bình thì mẹ có thể đợi lúc bé ngà ngà, rút bình và cho vú mẹ vào thay thế.
  • Hãy cho con bú khi con chớm đói, không quấy khóc. Việc giữ bình tĩnh khi bú giúp con dễ dàng chấp nhận vú mẹ hơn.
  • Hãy tăng cường việc tương tác và xây dựng gợi dây gắn kết chặt chẽ với con để con thấy dễ chịu, an toàn và thoải mái khi được bú mẹ. Nếu mẹ ít gần gũi con thì khả năng cao bé sẽ từ chối bú mẹ.
  • Ngoài ra, việc xử lý triệt để các vấn đề liên quan đến sức khỏe của trẻ cũng sẽ giúp mẹ giải quyết vấn đề bỏ bú của bé, ví dụ hút mũi sạch sẽ để đường thở của con thông thoáng trước khi bú, nếu bé dễ phân tâm khi ăn thì hãy cho con vào môi trường yên tĩnh, nếu con đau sau tiêm chủng thì mẹ hãy đổi tư thế để tránh tì vào vết tiêm của con...

Nhìn chung, tình trạng đình công bú mẹ bé không chịu bú thường không diễn ra quá lâu và nếu tìm ra đúng nguyên nhân thì con sẽ sớm có nhu cầu bú mẹ trở lại. Trong trường hợp bé bỏ bú dài ngày, lượng tã ít đi và con không có dấu hiệu muốn dùng tiếp sữa mẹ thì mẹ có thể liên lạc với bác sĩ để có thêm lời tư vấn phù hợp.

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí
Bài viết liên quan
Những vấn đề thường gặp khi nuôi con bằng sữa mẹ
Khó khăn khi cho con bú tưởng chừng là điều rất dễ dàng nhưng không, công việc này đã khiến nhiều bà mẹ đau đầu với những sự cố phát sinh. Nếu mẹ cũng đang lúng túng trong việc
Nhiễm trùng vú sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Nhiễm trùng vú sau sinh là “ác mộng” với những bà mẹ cho con bú. Vì tình trạng này không chỉ khiến mẹ đau nhức mệt mỏi, gián đoạn việc nuôi con mà còn còn khiến mẹ phải đối diện
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store