Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Căng sữa sau sinh - Mẹ nên làm thế nào?
18/12/2021

Mẹ bị căng sữa sau sinh là hiện tượng thường gặp ở các mẹ sau sinh, đặc biệt là ở các mẹ nuôi con đầu đang thiếu kinh nghiệm cho bé bú đúng cách. Căng sữa sau sinh liệu có nguy hiểm không? Nguyên nhân, biểu hiện và cách khắc phục tình trạng trên là gì? Mẹ hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này với bài viết sau đây nhé!

Nguyên nhân của mẹ bị căng sữa sau sinh

Căng sữa sau sinh là hiện tượng vú của người mẹ quá đầy sữa do lưu lượng máu trong vú tăng cao đột ngột. Khi bị căng tức sữa, mẹ sẽ cảm thấy vú của mình sưng lên, hơi cứng, nóng và đau. Lưu lượng máu tăng giúp mẹ có nhiều sữa, nhưng nếu không kịp cho bé bú thì tình trạng này sẽ gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sự nghỉ ngơi của mẹ.

Tình trạng căng sữa của mẹ thường bắt nguồn từ các lý do sau:

Bé bú không đúng cách-Mẹ bị căng sữa

Việc bé bú sai tư thế, sai cách hoặc không cho bé bú sẽ làm sữa mẹ luôn trong tình trạng ứ đầy. Thực tế, nhiều bà mẹ cho con bú sai cách nên trẻ không thể bú cạn bầu sữa. Hãy đảm bảo bé bắt vú mẹ đúng cách trong mỗi lần bú: Lưỡi và môi dưới của con đón và ngậm chặt vú mẹ, quầng vú phía dưới lộ ít hơn quầng phú phía trên, má con phồng, mẹ nghe thấy tiếng nuốt sữa của trẻ.

Ống dẫn sữa bị tắc

Khi trẻ không được bú đúng cách thì sữa không được khai thông và rút ra ngoài đều đặn. Việc này sẽ dẫn đến tình trạng tích tụ, tắc sữa ở các ống dẫn sữa. Ngoài ra, những mẹ đã từng nâng ngực sẽ dễ bị tắc ống dẫn sữa hơn do mô nhân tạo chiếm nhiều diện tích trong ngực, khiến sữa không đủ diện tích để chứa.

Áo ngực của mẹ chật

Kích thước áo ngực không phù hợp cũng gây ra tình trạng chèn ép bầu ngực, từ đó khiến tia sữa mẹ bị tắc, ngực mẹ sẽ căng tức, nóng ran và khó chịu.

Biểu hiện mẹ bị căng sữa sau sinh

Những biểu hiện mẹ bị căng sữa thường gặp ở các mẹ sau sinh là:

  • Ngực bị căng, nặng nề, cứng.
  • Ngực nóng, ấm khi chạm vào.
  • Ngực vón cục.
  • Ngực sưng hoặc ửng đỏ.
  • Tĩnh mạch dưới da vú có thể dễ thấy hơn so với thông thường.
  • Mệt mỏi, khó chịu.
  • Người nóng, sốt. Nếu có tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể, mẹ có thể báo cho bác sĩ về dấu hiệu này, vì đây có thể là biểu hiện của viêm vú (nhiễm trùng vú).

Phải làm sao khi mẹ bị căng sữa?

Thử các tư thế bú khác nhau

Việc đổi vị trí bú sẽ giúp sữa trong các ống dẫn sữa khác nhau được hút sạch ra ngoài, từ đó hạn chế hậu quả tình trạng căng hay tắc tuyến sữa.

Cho trẻ bú thường xuyên

Trẻ càng thường xuyên bú sữa, bú càng nhiều trong mỗi cữ sữa thì mẹ sẽ giảm bớt bấy nhiêu nguy cơ căng tức. Hãy khuyến khích con bú thường xuyên, mỗi cữ cách nhau 2 - 3 tiếng, ngày từ 8 - 10 lần bú, mỗi cữ từ 15 - 30 phút.

Nếu trẻ khó khăn trong việc ngậm ti, mẹ có thể vắt chút sữa ra cho ngực mềm để con thấy dễ chịu hơn trong lúc bú.

Sử dụng máy hút/vắt sữa

Nếu mẹ vẫn bị căng tức sữa khi đã cho bé bú, hãy dùng máy hút sữa lấy hết lượng sữa còn sót trong ngực ra ngoài. Việc này sẽ giúp bầu sữa của mẹ dần trở nên mềm mại và dễ chịu hơn. Nhưng việc dùng máy hút chỉ là hình thức hỗ trợ, tốt nhất là mẹ nên để bé bú trực tiếp để làm dịu cơn căng tức.

Uống thuốc

Khi mẹ cảm thấy cơn đau nhức nặng nề gây khó khăn trong việc nghỉ ngơi và sinh hoạt, mẹ có thể uống một số loại thuốc giảm đau an toàn cho bà bầu như acetaminophen hoặc ibuprofen. Tuy nhiên nếu cần uống thuốc, mẹ hãy uống thuốc sau khi đã cho bé bú xong.

Xông hơi, chườm nóng

Nhiệt hơi có tác dụng khá hiệu quả trong việc làm mềm vú mẹ và kích thích sữa tiết ra ngoài. Mẹ có thể thực hiện phương pháp đơn giản này bằng cách nhúng một chiếc khăn sạch vào nước ấm, sau đó đặt nó lên bầu ngực hoặc quầng vú trong khoảng 3 phút. Ngoài ra mẹ cũng có thể xông hơi cho vùng bị đau bằng bát nước nóng có nhiệt độ vừa phải, trong khả năng chịu nhiệt của mẹ để làm dịu cơn nhói ở bầu ngực.

Massage vú

Ngực mẹ căng đầy khi trẻ ngủ và cơn đau không ngừng tấn công, mẹ phải làm sao? Để làm dịu đi sự bức bối, mẹ hãy vắt một ít sữa bằng tay hoặc máy để giảm bớt căng tức. Ngoài ra, mẹ có thể kết hợp hình thức mát xa hình tròn, day nhẹ bầu vú để làm mềm ngực và dễ nghỉ ngơi hơn.

Mong rằng những kiến thức trên đã giúp mẹ có thêm hiểu biết về tình trạng mẹ bị căng sữa, từ đó cách xử lý và phòng tránh hiệu quả. Chúc mẹ luôn khỏe mạnh và tận hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc được nuôi con bằng sữa mẹ!

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí
Bài viết liên quan
Những vấn đề thường gặp khi nuôi con bằng sữa mẹ
Khó khăn khi cho con bú tưởng chừng là điều rất dễ dàng nhưng không, công việc này đã khiến nhiều bà mẹ đau đầu với những sự cố phát sinh. Nếu mẹ cũng đang lúng túng trong việc
Nhiễm trùng vú sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Nhiễm trùng vú sau sinh là “ác mộng” với những bà mẹ cho con bú. Vì tình trạng này không chỉ khiến mẹ đau nhức mệt mỏi, gián đoạn việc nuôi con mà còn còn khiến mẹ phải đối diện
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store