Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Mẹ bị tắc tia sữa - Phải làm sao?
18/12/2021

Mẹ bị tắc tia sữa là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ nuôi con nhỏ, nhất là trong tuần đầu tiên sau sinh. Tắc tia sữa dù không gây ra nguy hiểm đến tính mạng người mẹ nhưng sẽ khiến mẹ đau đớn, khó khăn trong việc cho con bú. Để có cái nhìn đầy đủ, rõ nét hơn về vấn đề này, mẹ hãy dành thời gian đọc bài viết sau đây!

Mẹ bị tắc tia sữa là gì?

Tình trạng mẹ bị tắc tia sữa vô cùng phổ biến đó là tình trạng sữa ra không đều và ra ít thậm trí là không ra khiến cho ngực của mẹ bị căng cứng.

Bệnh tắc tia sữa nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe như viêm vú, viêm tuyến sữa, nhiễm trùng, áp xe vú. Áp xe vú lâu dần sẽ trở thành dải xơ hóa và u xơ tuyến vú, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người mẹ. Bên cạnh đó, mẹ có thể phải ngưng hẳn việc nuôi con bằng sữa mẹ nếu mắc căn bệnh này.

Nguyên nhân mẹ bị tắc tia sữa

Khi trẻ không được bú đúng cách thì sữa không được khai thông và rút ra ngoài đều đặn. Việc này sẽ dẫn đến tình trạng tích tụ, tắc sữa ở các ống dẫn sữa. Ngoài ra, những mẹ đã từng nâng ngực sẽ dễ bị tắc ống dẫn sữa hơn do mô nhân tạo chiếm nhiều diện tích trong ngực, khiến sữa không đủ diện tích để chứa.

Dấu hiệu bị tắc sữa

Tắc tia sữa có một số dấu hiệu khá dễ nhận biết như:

  • Hai bầu vú căng to hơn bình thường, cơn đau nhức xuất hiện và tăng lên theo kích thước ngực, ngực không tiết sữa hoặc vắt ra rất ít.
  • Bé bú nhưng sữa không chảy, hút sữa ra ít.
  • Khi sờ vào khu vực ngực có thể cảm thấy những khối tròn bề mặt gồ ghề, cứng, mật độ nhiều, chạm vào rất đau.
  • Có thể xuất hiện tình trạng sốt cao, mệt mỏi, nhức đầu…

Việc áp dụng sớm các phương pháp khai thông tuyến sữa sẽ giúp tình trạng bệnh được cải thiện, mẹ sớm ổn định sức khỏe.

Phương pháp điều trị mẹ bị tắc tia sữa

Sau đây là một số phương pháp điều trị tắc tia sữa nhằm làm tan các cục sữa bị ứ đọng, đông kết tại hệ thống tuyến sữa của người mẹ..

Ép lên thành ngực

Ngực mẹ căng đầy khi trẻ ngủ và cơn đau không ngừng tấn công, mẹ phải làm sao? Để làm dịu đi sự bức bối, mẹ hãy vắt một ít sữa bằng tay hoặc máy để giảm bớt căng tức. Ngoài ra, mẹ có thể kết hợp hình thức mát xa hình tròn, day nhẹ bầu vú để làm mềm ngực và dễ nghỉ ngơi hơn.

Chườm nóng

Bên cạnh việc day ép, mẹ hãy lấy khăn nóng để chườm khu vực bầu ngực để hỗ trợ khai thông dòng chảy của sữa. Chườm khi khăn còn nóng cho đến khi nguội, khoảng 15 - 20 phút, kiên trì áp dụng mỗi ngày sẽ cải thiện tình trạng tắc sữa.

Dụng cụ hút sữa

Dụng cụ hút sữa thường chỉ dùng khi mẹ mới bị tắc sữa và vị trí tắc nằm gần núm vú. Còn nếu vị trí tắc ở sâu, kích thước lớn thì không nên sử dụng. Nếu sử dụng lực lớn dễ gây tổn thương thêm cho các ống mạch máu và làm giãn ống dẫn sữa.

Ngoài ra, tại các cơ sở y tế sẽ có những phương pháp điều trị tắc sữa hiện đại như kết hợp sóng siêu âm, chiếu tia hồng ngoại và tác động dòng điện xung tới khu vực tắc sữa, từ đó giúp khai thông khu vực nghẽn sữa một cách hiệu quả.

Mẹ bị tắc tia sữa là nỗi lo của nhiều sản phụ nhưng nếu biết cách điều trị và tự điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt thì bệnh lý này sẽ không còn là vấn đề khiến mẹ phải đau đầu nữa. Hãy duy trì thói quen vệ sinh cơ thể và cho con bú đều đặn để ngăn ngừa tắc tia sữa mẹ nhé!

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí
Bài viết liên quan
Những vấn đề thường gặp khi nuôi con bằng sữa mẹ
Khó khăn khi cho con bú tưởng chừng là điều rất dễ dàng nhưng không, công việc này đã khiến nhiều bà mẹ đau đầu với những sự cố phát sinh. Nếu mẹ cũng đang lúng túng trong việc
Nhiễm trùng vú sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Nhiễm trùng vú sau sinh là “ác mộng” với những bà mẹ cho con bú. Vì tình trạng này không chỉ khiến mẹ đau nhức mệt mỏi, gián đoạn việc nuôi con mà còn còn khiến mẹ phải đối diện
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store