Núm vú mẹ là nơi trung gian, luân chuyển và cung cấp sữa từ cơ thể mẹ sang cho bé. Núm vú khỏe mạnh, mềm mại, cân đối sẽ tạo thuận lợi tối đa cho trẻ trong việc ti sữa mẹ. Tuy nhiên cơ thể của một số bà mẹ có đầu ti quá lớn hoặc núm vú phẳng (bị tụt vào trong) khiến trẻ gặp khó khăn trong việc nhận dinh dưỡng. Mẹ cần làm gì trong những trường hợp trên, hãy cùng tìm hiểu các phương pháp khắc phục tại bài viết này nhé!
Trẻ rất khó có thể bú sữa từ người mẹ có đầu ti lớn, bởi con chỉ bú được khi có thể ngậm cả núm vú và một phần quầng vú. Trong khi miệng của con lại quá bé so với bú mẹ, làm sao con có thể ngậm trọn và mút như thông thường?
Nếu cơ thể mẹ dồi dào sữa, bé chỉ cần kê và mút nhẹ thì đã có sữa, nhưng với mẹ ít sữa, việc phải dùng cả miệng ôm trọn vú mẹ và dùng lực mút mạnh mới có thể ra sữa là điều không khả thi với các em bé sơ sinh. Trước tình trạng trên, các chuyên gia gợi ý cho mẹ những cách xử lý sau:
Trái ngược với đầu ti lớn, tình trạng núm vú phẳng hoặc bị tụt vào trong khiến cho nhiều mẹ đau đầu. Tình trạng này xuất hiện ở khoảng 10% phụ nữ sau sinh. Khi núm vú bị tụt, con sẽ khó bắt được vú mẹ và mút, điều này ảnh hưởng lớn đến quá trình nuôi con của mẹ. Vì vậy mẹ cần nhanh chóng khắc phục hiện tượng núm vú phẳng, núm vú tụt trong.
Mẹ có thể sử dụng kĩ thuật của Hoffman để tự điều trị núm vú tụt tại nhà bằng 3 bước:
Tuy nhiên có một lưu ý là không áp dụng thao tác Hoffman hoặc thao tác vê vú liên tục ở phụ nữ mang thai. Vì hành động này có thể kích thích cơn co tử cung gây sinh non.
Ngoài ra, có thể dụng các dụng cụ hút sữa trước khi cho bé bú để kéo đầu ti ra ngoài. Hãy dùng một lực vừa phải với tần suất phù hợp, tránh lạm dụng vì có thể gây tổn thương núm vú.
Nếu tình trạng núm vú phẳng tụt vào trong hoặc đầu ti quá lớn khiến mẹ tự ti và bất tiện trong việc cho trẻ bú, mẹ có thể tới gặp bác sĩ để có lời khuyên, tư vấn khắc phục phù hợp mẹ nhé!
Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí