Trẻ ngủ đủ giấc là cách tốt nhất để trẻ sơ sinh lớn nhanh, phát triển tốt về mặt nhận thức, trí tuệ, thể chất. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn, nhu cầu và thời lượng của trẻ lại thay đổi khác nhau. Để tránh “bỡ ngỡ” trước thói quen ngủ “li bì” của các em bé sơ sinh trong năm đầu đời, ba mẹ hãy tìm hiểu Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn dưới đây nhé!
Khi trẻ được ngủ đủ giấc trong năm đầu tiên, con sẽ được kích hoạt sự phát triển não bộ một cách tối đa, tăng sức đề kháng tự nhiên, tăng chiều cao và trở nên hoạt bát, giàu năng lượng khám phá cuộc sống. Ba mẹ có thể tham khảo bảng tóm tắt thời gian ngủ của trẻ để thấy được thời lượng giấc ngủ trung bình của các bé sơ sinh:
STT
Giai đoạn
Tổng thời lượng ngủ
Thời lượng ngủ ngày
Thời lượng ngủ đêm
1
Từ 0 đến 2 tháng
Từ 15 đến 16 giờ +
Từ 7 đến 8 giờ
Trong những tháng đầu tiên của cuộc đời, trẻ sẽ ngủ rất nhiều, có thể lên tới 10 đến 12 tiếng ngủ đêm, đạt tổng thời lượng ngủ tới 21 tiếng/ngày.
2
Từ 3 đến 5 tháng
Từ 14 đến 16 giờ
Từ 4 đến 6 giờ
Giấc ngủ sẽ ổn định khi qua giai đoạn sơ sinh, trẻ sẽ ngủ đêm khoảng 10 giờ. Tuy nhiên vào khoảng tháng 4, bé có thể sẽ thức dậy nhiều hơn và đây cũng là dấu hiệu trẻ đang có sự thay đổi mạnh mẽ.
3
Từ 6 đến 8 tháng
Khoảng 14 giờ
Từ 3 đến 4 giờ
Con không cần ăn đêm và đã có thể ngủ giấc dài khi tới giai đoạn này. Nhưng đôi lúc con sẽ vẫn sẽ trở mình, tỉnh giấc khi chạm đến những cột mốc phát triển mới.
4
Từ 9 đến 12 tháng
Khoảng 14 giờ
Từ 3 đến 4 giờ
Thời điểm này con sẽ ngủ những giấc dài, có thể xuyên đêm tới sáng hôm sau. Giấc ngủ của con đạt thời lượng tới 5 đến 8 tiếng. Con chỉ khó ngủ khi vào giai đoạn cột mốc tăng trưởng như bò, đứng, tập nói.
Trong khoảng 2 tháng đầu đời, trẻ sẽ dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ. Con có thể dành tới 15 giờ trở lên để ngủ mỗi ngày. Tuy nhiên, dạ dày của trẻ còn nhỏ nên không trữ được lượng sữa lớn. Vì vậy, khoảng 2 - 3 giờ bé sẽ tỉnh dậy để đòi ăn.
Có một vài em bé ham ngủ nên sau 3 tiếng vẫn không dậy. Nếu gặp phải trường hợp này, ba mẹ hãy cân nhắc về việc đánh thức bé dậy. Nên đánh thức con dậy vào ban ngày để nạp thêm năng lượng cho con, còn nếu vào ban đêm thì hãy tôn trọng giấc ngủ và để cơn đói tự nhiên kéo con tỉnh dậy.
Sau 6 đến 8 tuần, con sẽ có xu hướng tỉnh táo, ngủ bớt đi và muốn tương tác nhiều hơn với ba mẹ. Giấc ngủ của con sẽ có xu hướng dài hơn do dạ dày đã phát triển, việc trở mình, đòi bú mẹ của con sẽ giảm so với giai đoạn trước. Tuy nhiên, vào tháng 4, con sẽ có những mốc phát triển mới về thể chất và trí tuệ, điều này cũng kéo theo những biểu hiện khó ngủ, ngủ chập chờn của trẻ. Con có thể dậy từ 1 đến 2 lần trong đêm.
Khi được 6 tháng, con đã có sự thay đổi đáng kể về thời gian và độ dài giấc ngủ. Con có thể ngủ liên tục từ 5 đến 6, thậm chí là 8 tiếng mỗi đêm. Trong giai đoạn này, ba mẹ có thể thấy con sẽ bỏ thêm 1 giấc ngủ ngắn vào ban ngày và ngủ sâu hơn.
Khi mẹ trở lại công việc, con bắt đầu có những khủng hoảng nhỏ, vì vậy đôi khi con sẽ trở mình, khóc hoặc khó ngủ vào ban đêm. Đừng lo, rồi con sẽ sớm thích nghi với điều đó.
Đến thời điểm này, con sắp bước ra khỏi giai đoạn sơ sinh. Khi được 9 tháng, con có thể tự ngủ, ngủ xuyên đêm mà không cần sự hỗ trợ của người lớn. Thời điểm này con có thể ngủ tới 9 tiếng mỗi đêm, khá phù hợp với lịch thời gian biểu sinh học của gia đình.
Trên đây là bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh. Nếu con thiếu ngủ, ngủ không đủ nhu cầu thì sẽ dẫn tới nhiều hậu quả tai hại đặc biệt là về trí tuệ và chiều cao. Vì vậy, ba mẹ hãy kiên nhẫn, tôn trọng giấc ngủ của bé trong những năm đầu đời. Còn nếu ba mẹ cảm thấy quá áp lực và mệt mỏi thì hãy nhờ sự trợ giúp của người thân để cân bằng cuộc sống nhé!
Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí