Trẻ sơ sinh trong giai đoạn từ 0 đến 3 tháng đầu thường có biểu hiện khóc đêm khiến nhiều ba mẹ lo lắng và ảnh hưởng đến nhịp sống sinh hoạt chung của gia đình. Nguyên nhân của tình trạng khóc đêm này là gì và liệu có giải pháp nào để cải thiện chứng khóc đêm của trẻ hay không, ba mẹ hãy đi tìm câu trả lời nguyên nhân trẻ khóc đêm tại bài viết sau đây.
Tình trạng khóc đêm trong giai đoạn sơ sinh, đặc biệt trong 8 tuần đầu tiên của trẻ được dân gian gọi là khóc dạ đề, khóc dã tràng và đây vốn là một hiện tượng sinh lý bình thường của trẻ nhỏ. Tiếng khóc là ngôn ngữ giao tiếp của bé và con sẽ thể hiện nó một cách mạnh mẽ trong giai đoạn đầu. Ba mẹ đừng quá lo lắng, vì tình trạng này sẽ dần giảm kể khi trẻ sang tháng thứ 4.
Các chuyên gia nhi khoa đã nêu ra một số nguyên nhân cho tình trạng khóc đêm như sau:
Dạ dày của trẻ sơ sinh khá nhỏ nên không trữ được lượng sữa lớn từ người mẹ, vì vậy con cần được ăn đều đặn mỗi ngày. Khoảng tầm từ 2 - 3 giờ là con cần ăn thêm một cữ mới, vì vậy mỗi đêm mẹ sẽ phải thức đôi ba lần để đảm bảo con được ăn đủ và bú no theo nhu cầu.
Có nhiều em bé phản ứng rất mạnh mẽ với chiếc tã ướt mà con phải đeo. Cảm giác ẩm ướt, bí bách khiến cho con không thể ngủ sâu, vì vậy, hãy thay tã cho con ngay nếu đây là vấn đề khiến con trằn trọc và khóc đêm nha mẹ.
Cơ thể trẻ sơ sinh chưa có khả năng điều tiết thân nhiệt, vì vậy nhiệt độ phòng không phù hợp, trang phục bí bách hoặc quá mỏng manh cũng có thể là nguyên nhân khiến con khó ngủ và bực bội. Khi bé ngủ, ba mẹ hãy chọn trang phục mềm mại, thoáng mát mà vẫn giữ nhiệt vừa đủ để bé có thể ngủ sâu hơn.
Những bệnh liên quan đến hô hấp hay tiêu hóa đều khiến con mệt mỏi và ngủ không yên giấc. Mẹ hãy tăng cường bổ sung dinh dưỡng để cho con bú dòng sữa giàu dưỡng chất, từ đó sức đề kháng của con cũng sẽ được cải thiện, tình trạng mắc các bệnh hô hấp cũng sẽ giảm bớt. Bên cạnh đó, ba mẹ đừng cố ép con ăn quá no, hãy để con bú theo nhu cầu và nhớ vỗ nhẹ lưng để giúp con ợ hơi sau bữa ăn.
Có những em bé sơ sinh nhạy cảm, cảm thấy bất an khi thấy bóng tối. Mẹ hãy kiên nhẫn dỗ dành để cho con quen hơn trong một vài tuần đầu. Ngoài ra, một chiếc bóng đèn mờ nhỏ, đèn ngủ với ánh sáng không quá mạnh sẽ giúp con dễ ngủ hơn.
Mọc răng cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé khó ngủ và khóc đêm. Khoảng tầm tháng thứ 5, thứ 6, trẻ sẽ bắt đầu nhú những chiếc răng đầu tiên, tuy nhiên tình trạng ngứa, nhức ở lợi đã diễn ra từ trước đó vài tuần. Nếu con có biểu hiện chảy nước dãi liên tục cùng tình trạng sưng đỏ nướu thì mọc răng chính là “thủ phạm” khiến con khóc đêm trằn trọc đó ba mẹ.
Khi trẻ thiếu canxi, trẻ rất hay giật mình, ngủ không sâu, hay tỉnh dậy vào giữa đêm. Vì vậy ba mẹ hãy đảm bảo con được bổ sung đủ lượng canxi theo độ tuổi tăng trưởng.
Bé thường ngủ nhiều và ngủ sớm hơn người lớn, vì vậy đôi khi những âm thanh lớn như bản nhạc mẹ thích, trận bóng đá bố mê và tiếng cười đùa lớn của cả nhà… cũng có thể là nguyên nhân khiến giấc ngủ của con bị ảnh hưởng.
Trước tình trạng khóc đêm của trẻ, việc ba mẹ cần làm là xác định nguyên nhân trẻ khóc đêm. Sau khi đã xác định được nguyên nhân, ba mẹ hãy giải quyết và xử lý vấn đề khiến bé trằn trọc, như vậy thì bé sẽ sớm vào giấc và ngủ ngoan. Còn nếu bé khóc quá nhiều với những biểu hiện bất thường, ba mẹ có thể tới phòng khám để kiểm tra sức khỏe cho bé nhé!
Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí