Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Trẻ sơ sinh ngủ ít có nguy hiểm không?
17/12/2021

Giấc ngủ là yếu tố quan trọng góp phần hoàn thiện sự phát triển của trẻ sơ sinh và thực tế là các con sẽ dành phần lớn thời gian đầu đời để ngủ. Tuy nhiên một số em bé có biểu hiện ngủ ít hơn so với thông thường. Để cải thiện tình trạng này, ba mẹ hãy dành chút thời gian để tìm câu trả lời trẻ sơ sinh ngủ ít với bài viết sau đây.

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ? Trẻ sơ sinh ngủ ít

Mỗi bé sẽ có nhu cầu khác nhau về thời lượng giấc ngủ, giấc ngủ thường không tuân theo quy luật nào. Tuy nhiên, có những nghiên cứu đã khảo sát về tổng thời gian trung bình em bé sẽ ngủ theo từng giai đoạn:

  • Trong giai đoạn từ 0 - 2 tháng, trẻ thường ngủ từ 15 đến 18 tiếng/ngày, giấc ngủ ngày và ngủ đêm tương đương nhau.
  • Trong giai đoạn từ 3 - 5 tháng, trẻ thường ngủ khoảng 14 đến 16 tiếng/ngày. Thời gian ngủ ban ngày từ 4 đến 6 tiếng.
  • Trong giai đoạn từ 6 - 8 tháng, trẻ vẫn ngủ khoảng 14 tiếng/ngày, tuy nhiên thời gian ngủ ngày sẽ rút ngắn còn 3 - 4 tiếng.
  • Trong giai đoạn từ 9 - 12 tháng, trẻ ngủ khoảng 14 tiếng/ngày, tuy nhiên, giấc ngủ đêm của con đã có cải thiện rõ rệt về độ dài và độ sâu.

Trẻ sơ sinh ngủ ít có sao không?

Thông thường, trẻ thường ngủ từ 14 tiếng trở lên trong năm đầu tiên, thậm chí thời gian ngủ có thể lên tới 21 tiếng trong tháng sơ sinh. Những em bé có tổng thời gian ngủ ít hơn 10 tiếng/ngày được gọi là ngủ ít.

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển về não bộ và thể chất của bé, nhất là em bé sơ sinh. Việc ngủ ít trong những năm đầu đời sẽ ảnh hưởng không tốt tới chiều cao và trí tuệ của trẻ nhỏ, vì hormone tăng trưởng kích thích sự phát triển của cơ, xương, thần kinh sẽ sản xuất mạnh mẽ nhất trong khi bé ngủ.

Làm thế nào để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ít?

Nếu trẻ sơ sinh ngủ ít trong năm đầu tiên, đặc biệt là giai đoạn từ 0 đến 3 tháng đầu đời, rất có thể trí tuệ và chiều cao của trẻ sẽ bị ảnh hưởng một cách tiêu cực. Con không chỉ chậm lớn mà còn mệt mỏi, sức đề kháng cũng suy giảm. Để cải thiện tình trạng ngủ ít của trẻ, ba mẹ hãy lưu ý và áp dụng một số cách sau đây:

Phân biệt rõ ngày và đêm cho trẻ: Trong vòng 3 tháng đầu, trẻ sẽ chưa có khái niệm nhịp sinh học, thời gian biểu đêm ngày rõ ràng, vì vậy dễ sa vào tình trạng “ngủ ngày cày đêm”, hoặc dễ bị kích thích dẫn đến khó ngủ. Hãy mở cửa đón nắng, chơi với trẻ, cho trẻ tiếp xúc với âm thanh vào ban ngày để trẻ tích cực vận động. Và nhớ đảm bảo yên tĩnh, giảm bớt ánh sáng, bố trí không gian thoáng mát để con dễ đi vào giấc ngủ ban đêm.

Nhiệt độ, không gian: Hãy đảm bảo không gian bé ngủ thật thoải mái, có nhiệt độ thích hợp từ 26 đến 28 độ để con có giấc ngủ ngon. Nhiệt độ quá lạnh hay quá nóng đều khiến con khó chịu, dễ tỉnh giấc.

Cho trẻ bú no: Hãy đảm bảo con được bú no sau mỗi lần ti sữa. Điều này sẽ giúp con ngủ sâu và không bị giật mình giữa giấc.

Đảm bảo tã sạch: Ba mẹ có thể kiểm tra thường xuyên tã của con để tránh tình trạng con tỉnh ngủ giữa chừng do khó chịu.

Tạo cho trẻ thói quen tự ngủ: Hãy đặt trẻ xuống giường khi trẻ vừa vào giấc. Hành động này sẽ giúp con rèn luyện được thói quen tự ngủ và không phụ thuộc vào ba mẹ.

Bổ sung canxi đủ lượng mỗi ngày cho trẻ: Tình trạng thiếu canxi có thể dẫn đến tình trạng quấy khóc hàng đêm. Mẹ hãy lưu ý bổ sung vitamin D3 đều đặn để con có thể trạng tốt nhất.

Trẻ sơ sinh ngủ ít không gây ra quá nhiều nguy hiểm, nhưng lại gây ra nhiều ảnh hưởng bất lợi cho sự phát triển lâu dài của trẻ. Để con có thể phát triển một cách tốt nhất, ba mẹ nhớ bảo đảm thời lượng ngủ đúng với nhu cầu theo từng giai đoạn đầu đời của con nhé!

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí
Bài viết liên quan
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều, ít chịu bú có sao không?
Mặc dù được truyền tai nhau vô số kinh nghiệm chăm sóc bé sơ sinh nhưng nhiều ba mẹ mới có con đầu vẫn cảm thấy bối rối trước việc bé ngủ cả ngày, ít ăn, ít bú. Liệu điều này có
Bí quyết giúp trẻ ngủ trọn giấc đêm
Khi bé ngủ trọn giấc, không quấy khóc có lẽ là mong mỏi của nhiều ba mẹ. Ngoại trừ các yếu tố liên quan đến các hiện tượng sinh lý hoặc bệnh lý thông thường, ba mẹ hoàn toàn có
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store