Một hệ tiêu hóa kém, không có khả năng hấp thu, hay gặp phải các bệnh lý rối loạn sẽ không thể biến đổi và chuyển hóa thức ăn một cách hiệu quả để nuôi dưỡng cơ thể. Vì vậy, nắm vững các phương pháp giúp cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh là điều ba mẹ nào cũng cần nhớ và lưu ý, ba mẹ cùng tìm hiểu nhé!
Trong hệ tiêu hóa của bé, có 2 dạng vi sinh vật là lợi khuẩn và hại khuẩn. Việc bổ sung thêm lợi khuẩn mỗi ngày cho trẻ là cách hữu hiệu cân bằng hệ vi sinh đường ruột và áp chế sự phát triển của các virus, vi khuẩn gây bệnh. Các lợi khuẩn này sẽ cư trú ở màng nhầy niêm mạc ruột, phối hợp với hệ miễn dịch giúp con ăn ngon, mau lớn và hạn chế các bệnh đường tiêu hóa. Tỉ lệ vi sinh vật được chuyên gia khuyến cáo sẽ giúp trẻ khỏe mạnh là 85% lợi khuẩn, 15% hại khuẩn.
Lợi khuẩn có nhiều trong sữa chua, vì vậy bé trên 6 tháng và bắt đầu tập ăn dặm nên được bổ sung sữa chua hàng ngày. Ngoài ra các thực phẩm lên men tự nhiên như phomai hoặc sữa công thức cũng có lợi khuẩn tốt cho cơ thể trẻ.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì vậy mẹ hãy cố gắng cho trẻ được bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu. Trong sữa mẹ có chất kháng khuẩn và hỗ trợ đường tiêu hóa của trẻ rất tốt. Đó cũng là lý do khi con bị các bệnh lý rối loạn tiêu hóa, bác sĩ hay khuyên mẹ tăng cường cho bé bú sữa là vì vậy.
Massage bụng cho bé theo kim đồng hồ với lực ấn vừa phải trong khoảng 5 phút mỗi ngày là cách hiệu quả giúp cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh và có khả năng giúp trẻ cải thiện tình trạng táo bón. Hãy đảm bảo tay của mẹ được làm ấm, có thể dùng thêm dầu massage để hỗ trợ, và kết hợp với động tác đạp xe co duỗi trên không để tăng thêm hiệu quả trong việc giải phóng khi dư trong bụng bé.
Để có thể tiêu hóa tốt, ba mẹ hãy cho bé ăn theo nhu cầu và lưu ý không để bé ăn quá nhiều một lúc, kể cả là món bé thích. Vì điều này sẽ gây quá tải cho hệ tiêu hóa, dẫn đến khó tiêu, đầy hơi, đau bụng…
Tần suất và số lượng bữa ăn của em bé sơ sinh sẽ thay đổi tùy theo giai đoạn. Tuy nhiên với trẻ còn đang bú mẹ, mẹ không cố ép bé bú thêm khi con có biểu hiện no. Nếu sữa vẫn còn dư trong ngực, mẹ hãy dùng máy hút để vắt ra ngoài.
Xơ, vitamin và khoáng chất khi được kết hợp cùng thịt, cá và các thực phẩm bổ dưỡng khác sẽ tạo nên chế độ ăn hoàn hảo cho cơ thể người. Chất xơ và vitamin giúp con dễ dàng hấp thu dưỡng chất, làm việc tiêu hóa và đại tiện trở nên dễ dàng hơn.
Nếu trẻ đã ăn dặm, mẹ nên tăng cường xơ và vitamin qua các loại trái cây, các loại rau, củ, hạt, đậu và ngũ cốc... để con có một cơ thể cân đối, khỏe mạnh, hạn chế bệnh tật. Còn nếu trẻ vẫn đang trong giai đoạn bú mẹ thì mẹ nhớ tăng cường nhóm thực phẩm trên trong bữa ăn hàng ngày để truyền dinh dưỡng cho con qua dòng sữa bé bú.
Vận động thể chất thường xuyên giúp nhu động ruột của các bé khỏe mạnh, hạn chế tình trạng ứ tắc gây táo bón, đồng thời giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động ổn định. Với em bé từ 0 - 3 tháng, mẹ có thể dành 10 phút mỗi ngày giúp con co duỗi chân tay kèm massage một cách nhẹ nhàng. Với trẻ đã biết đi thì mẹ có thể cho con tham gia một số hoạt động thể chất phù hợp như đi bộ, chạy nhảy, bơi lội từ 25 - 30 phút/ngày.
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh khá nhạy cảm và dễ gặp các vấn đề bệnh lý nếu không được ba mẹ lưu tâm chăm sóc. Hi vọng những phương pháp trên sẽ hỗ trợ phần nào cho ba mẹ trong việc cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh.
Kiểm duyệt bởi: Ths.Bs. Lê Đỗ Mười Thương
Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí