Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh
18/12/2021

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nhưng sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh nếu ba mẹ không can thiệp kịp thời. Hãy tìm hiểu về những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa phổ biến ở các em bé để có thể chăm sóc và bảo vệ con tốt nhất ba mẹ nhé!

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Trong 10 đến 12 giờ đầu tiên, đường ruột của trẻ vô trùng, nhưng sau đó bé sẽ bị các loại vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, phế cầu…tấn công. Và hệ tiêu hóa non nớt của trẻ chưa đủ sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh nên con dễ bị rối loạn tiêu hóa.

Bệnh lý rối loạn tiêu hóa thể hiện tình trạng tiếp nhận, tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn của các cơ quan trong cơ thể trẻ đang có vấn đề. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh vô cùng nguy hiểm có thể gây ra các bệnh tiêu chảy và khiến cho bé bị còi cọc. Hơn nữa nếu không khắc phục thì có thể khiến bé tử vong

Biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Nôn trớ

Nôn trớ là tình trạng cơ thể đẩy ngược các chất trong dạ dày qua đường miệng ra ngoài cơ thể. Tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh này có 2 dạng: Nôn trớ sinh lý hoặc nôn trớ bệnh lý.

Nôn trớ sinh lý: Hơn 70% trẻ em sẽ gặp tình trạng nôn trớ sinh lý và hiện tượng này sẽ hết khi các con được 1 tuổi. Nguyên nhân của tình trạng này có thể xuất phát từ việc trẻ bú quá no, các lần bú quá sát nhau, núm vú không phù hợp hoặc tư thế bế trẻ không đúng cách…

Nôn trớ bệnh lý: Có thể do các bệnh nhiễm trùng tiêu hoá cấp tính hoặc một số dị dạng tại hệ tiêu hóa như teo thực quản, tắc ruột, phình đại tràng… cũng có thể là nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh.

Tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa điển hình ở trẻ nhỏ. Khi trẻ đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày kèm biểu hiện mệt mỏi, sốt, biếng ăn hoặc nôn trớ… thì con đã mắc tình trạng tiêu chảy.

Nguyên nhân gây nên bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ có thể là do trẻ bú quá nhiều hoặc bú không đủ, mẹ uống thuốc nhuận tràng, bị dị ứng sữa hoặc nhiễm khuẩn đường ruột…

Táo bón

Trái ngược với tiêu chảy, táo bón là tình trạng trẻ đi ngoài không thường xuyên, tần suất đi lâu hơn so với thông thường (2 đến 3 ngày/lần), phân khô rắn, cứng hoặc quá to, gây đau đớn trong quá trình đi vệ sinh của các em bé.

Nguyên nhân của tình trạng này là do bé chưa ăn/uống/ bú đủ lượng nước cần thiết, mẹ pha sữa quá đặc, mẹ bị táo bón, bé được bổ sung quá ít xơ so với nhu cầu.

Đau bụng

Đau bụng là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, nhưng cũng là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Trẻ bị đau bụng sẽ khóc nhiều, mặt đỏ hoặc tái, chân co lên bụng, bàn tay nắm chặt. Thường thì tình trạng này sẽ kết thúc sau khi con đi vệ sinh, nhưng nếu trẻ có biểu hiện đau kéo dài kèm tình trạng phân bất thường thì ba mẹ nên sớm cho trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân.

Đầy bụng, khó tiêu

Sau khi bé ăn từ 1 đến 2 giờ mà bụng vẫn căng tròn kèm biểu hiện quấy khóc, khó chịu, bỏ ăn, khó ngủ về đêm thì rất có thể bé đang bị đầy bụng, khó tiêu. Mẹ có thể giúp bé ợ hơi kỹ và gia tăng hàm lượng xơ, vitamin trong mỗi bữa ăn để giúp bé dễ hóa.

Trẻ chán ăn, bỏ bú

Khi mắc một số bệnh lý hoặc có những biểu hiện bất ổn về hệ tiêu hóa, con sẽ thường chán ăn bỏ bú, bú kém. Ba mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương án điều trị phù hợp cho con.

Hi vọng những kiến thức trên đây đã giúp mẹ hiểu thêm được các nguyên nhân điển hình gây nên những bệnh lý liên quan tới rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh từ đó có biện pháp xử lý và điều trị phù hợp. Ba mẹ lưu ý không tự mua, tự dùng kháng sinh cho con mà cần tuân thủ theo lời khuyên và hướng dẫn của các bác sĩ.

 Kiểm duyệt bởi: Ths.Bs. Lê Đỗ Mười Thương

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí
Bài viết liên quan
Mẹ nên ăn gì khi trẻ sơ sinh bị táo bón?
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh khá yếu chính vì thế mẹ cần chú ý kĩ lưỡng trong việc cho con ăn uống hàng ngày. Nếu như mẹ cho bé chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ rất dễ khiến cho
Đặc điểm hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh
Mặc dù cũng bao gồm các cơ quan chức năng giống người trưởng thành như miệng, thực quản, dạ dày, ruột… nhưng cấu tạo riêng của từng cơ quan trong giai đoạn em bé là trẻ sơ sinh
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store