Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Đặc điểm hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh
18/12/2021

Mặc dù cũng bao gồm các cơ quan chức năng giống người trưởng thành như miệng, thực quản, dạ dày, ruột… nhưng cấu tạo riêng của từng cơ quan trong giai đoạn em bé là trẻ sơ sinh sẽ có một số điểm khác biệt. Hãy tìm hiểu tường tận về cấu trúc hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh để chăm sóc con tốt hơn ba mẹ nhé!

Miệng, khoang miệng-hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh

Miệng và khoang miệng là bộ phận đầu tiên của hệ tiêu hóa, nơi tiếp nhận và đón thức ăn từ môi trường bên ngoài để nuôi cơ thể. Bên cạnh đó, trẻ sẽ có lưỡi dày, lớn, cơ môi và cơ nhai khỏe để có phản xạ bú mẹ.

Tuyến nước bọt của trẻ sơ sinh phải cần tới 3 đến 4 tháng mới được phát triển một cách rõ ràng. Nước bọt của bé sẽ tăng tiết dần để phù hợp với sự phát triển của cơ thể, tới tháng thứ 4 hoặc 5 sẽ hình thành tình trạng chảy nước bọt sinh lý (Chảy nhiều, tràn trề liên tục dẫn đến hiện tượng cổ và cằm bé thường xuyên ướt đẫm). Tình trạng này là biểu hiện báo hiệu trẻ sắp mọc răng, được kích hoạt do mầm răng của trẻ tác động vào dây thần kinh số V.

Trẻ bắt đầu mọc răng khi được 5 đến 6 tháng tuổi và hoàn thiện khi được 2 tuổi. Khi trẻ đến tuổi mọc răng, ba mẹ cần cho con ăn thức ăn phù hợp để tránh tác động làm lệch lạc hướng mọc của răng.

Thực quản-hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh

Thực quản của trẻ em có nhiều máu, thường có hình chóp hoặc hình trụ với các vách mỏng, cơ kém phát triển và chưa hoàn thiện như người lớn. Kích thước của thực quản sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ:

  • Trẻ từ 0 đến 2 tháng: Đường kính ống thực quản khoảng 0,9 cm.
  • Trẻ từ 2 đến 6 tháng: Đường kính ống thực quản khoảng 0,9 đến 1,2 cm.
  • Trẻ từ 9 đến 18 tháng: Đường kính ống thực quản khoảng 1,2 đến 1,5 cm.
  • Trẻ từ 2 đến 6 tuổi: Đường kính ống thực quản khoảng 1,3 đến 1,7 cm.

Dạ dày-hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh

Dung tích dạ dày của trẻ phụ thuộc vào giai đoạn tăng trưởng:

  • Giai đoạn sơ sinh: Dung tích từ 30 đến 35ml.
  • Giai đoạn 3 tháng tuổi: 100ml.
  • Giai đoạn sơ sinh 1 tuổi: 250ml.

Và để dễ dàng tiêu hóa, chuyên gia khuyên mẹ nên cho trẻ ăn sau 2 - 3 giờ.

Ruột-hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh

Ruột của trẻ có chiều dài gấp 6 lần cơ thể trong khi ruột người lớn chỉ có chiều dài gấp 4 lần. Niêm mạc ruột có nhiều lông, nếp nhăn và mạch máu. Cấu tạo này tạo điều kiện tối đa cho quá trình hấp thu dinh dưỡng nhưng đồng thời cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh trưởng.

Trẻ sơ sinh hay gặp tình trạng xoắn ruột khi được ẵm bồng và đùa vui không đúng cách. Nguyên do là mạc treo ruột của trẻ dài nhưng manh tràng lại ngắn, dễ di động. Đồng thời trực tràng trong hệ tiêu hóa các bé khá dài, lớp niêm mạc lỏng lẻo nên khi con nhiễm bệnh ho gà hoặc mắc hội chứng lỵ.

Trong 10 đến 12 giờ đầu sau sinh, ruột trẻ trong trạng thái vô trùng, nhưng sau đó sẽ nhanh chóng nhiễm các vi khuẩn như tụ cầu, phế cầu, liên cầu... nên bé cần bú mẹ càng sớm càng tốt và bú đều trong thời gian này vì sữa mẹ có một số chất ngăn chặn được sự phát triển của vi khuẩn.

Gan-hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh

Tế bào gan của trẻ chưa phát triển toàn diện cho đến năm 8 tuổi. Gan trẻ sơ sinh lớn, có nhiều mạch máu, dễ phản ứng khi có tình trạng nhiễm khuẩn. Gan của trẻ có khả năng trao đổi chất thiết yếu, tiêu hóa mỡ, sản sinh tế bào máu, đồng thời là nguồn sản sinh nhiệt của cơ thể.

Tụy-hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh

Tụy của trẻ em sẽ phát triển hoàn thiện dần khi trẻ lớn, thường có 2 chức năng chính sau đây:

  • Chức năng nội tiết giúp sản xuất Insulin, vận chuyển Glucose từ máu vào tế bào.
  • Chức năng ngoại tiết sẽ tiết các enzyme như Trypsin, Lipase, Amylase, Maltase... giúp trẻ chuyển hóa các chất dinh dưỡng.

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn yếu nên mẹ cần chú ý cho con nhé!

 Kiểm duyệt bởi: Ths.Bs. Lê Đỗ Mười Thương

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí
Bài viết liên quan
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nhưng sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh nếu ba mẹ không can thiệp kịp thời. Hãy tìm hiểu về những
Mẹ nên ăn gì khi trẻ sơ sinh bị táo bón?
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh khá yếu chính vì thế mẹ cần chú ý kĩ lưỡng trong việc cho con ăn uống hàng ngày. Nếu như mẹ cho bé chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ rất dễ khiến cho
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store