Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Cách xử lý các bệnh tiêu hóa thông thường của trẻ
18/12/2021

Trong năm đầu tiên, trẻ sơ sinh sẽ thường gặp phải các vấn đề liên quan đến tiêu hóa do các cơ quan, bộ phận khu vực này của con chưa phát triển ổn định, dễ phản ứng khi ăn quá lượng hoặc ăn sai cách, đồng thời dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công. Để giúp mẹ chăm sóc trẻ một cách thuận tiện, chúng tôi xin gợi ý các bệnh hô hấp ở trẻ sơ sinh thường gặp ở trẻ, ba mẹ hãy đọc và tham khảo nhé!

Ọc sữa, nôn trớ-bệnh hô hấp ở trẻ sơ sinh

Tình trạng ọc sữa, nôn trớ sau khi bú sữa mẹ là tình trạng thường gặp. Ọc sữa sinh lý xuất hiện khi trẻ bú quá no, các cữ sữa có khoảng cách gần nhau, mẹ bế bé không đúng cách…Còn hiện tượng ọc sữa bệnh lý khá hiếm gặp, thường kèm theo một số phản ứng bất thường từ cơ thể. Khi trẻ có những biểu hiện ọc trớ bệnh lý, ba mẹ cần đứa bé đi khám sớm để có phương án chữa trị phù hợp.

Có một số lưu ý để khắc phục tình trạng ọc sữa sinh lý:

  • Nếu trẻ bú bình thì không được để bình sữa nằm ngang khi bú để tránh tình trạng bú hơi, mẹ nên để dốc để núm cao su luôn đầy sữa.

  • Nếu trẻ bú mẹ, bên cho bú từ bên trái trước rồi sau đó mới bú sang bên phải. Không nên cho trẻ bú quá lâu, quá nhanh, khoảng 15 - 30 phút cho mỗi cữ sữa, ước chừng 10 phút cho bên trái và khoảng 20 phút cho bên phải là phù hợp.
  • Hạn chế tình trạng quấy khóc để giảm bớt tình trạng căng dạ dày do nuốt quá nhiều hơi. Sau khi bú xong, mẹ bế đứng trẻ, khum tay vỗ nhẹ vào lưng để giúp con ợ hơi trong bụng.
  • Khi trẻ ọc sữa, tránh để bé nằm vì chất dịch có thể trào lên khiến bé khó thở.

Nấc cụt-bệnh hô hấp ở trẻ sơ sinh

Nấc cụt là hiện tượng sinh lý thông thường, không biểu hiện cho nhiều bệnh lý nguy hiểm. Để xử lý và ngắt cơn nấc của bé, mẹ có thể áp dụng một số cách sau:

  • Không nên để trẻ quá đói rồi mới bú, cũng không nên cho con bú quá no.
  • Cho trẻ uống một vài thìa sữa mẹ, hoặc uống nước khi trẻ nấc cụt (Nếu trẻ đã được 6 tháng).
  • Bế bé đứng thẳng, đỡ đầu và lưng con, vuốt theo một chiều để giúp con ợ hơi dễ dàng.
  • Gãi nhẹ vào vành tai hoặc môi của trẻ.

Táo bón-bệnh hô hấp ở trẻ sơ sinh

Nếu 2 - 3 ngày trẻ mới đi đại tiện một lần, phân cứng và đóng thành từng cục nhỏ thì con đang bị mắc phải tình trạng táo bón. Tình trạng này có thể được cải thiện hiệu quả bằng phương pháp massage sơ sinh. Các bước thực hiện thao tác massage như sau:

  • Massage vào thời điểm cách bữa ăn của bé từ 2-3 tiếng 
  • Ba/mẹ tháo bỏ trang sức trước khi massage cho bé. 
  • Massage bụng trẻ bị táo bón theo chiều kim đồng hồ dọc khung đại tràng. Di chuyển nhẹ nhàng các ngón tay một chiều từ phải sang trái theo vị trí của khung đại tràng tương ứng trên thành bụng. Sau đó, tiến hành massage lưng cho trẻ bằng cách vuốt dọc 2 khối cơ cạnh cột sống lưng theo đường xoắn ốc, vỗ nhẹ lên hai bả vai.
  • Massage cả cánh tay, chân của bé nhằm giúp bé lưu thông máu.

Ngoài ra, mẹ có thể tăng cường ăn rau, hoa quả, uống nhiều nước để bổ sung chất dinh dưỡng hỗ trợ tiêu hóa trong sữa. Nếu con đã có thể ăn dặm, mẹ lưu ý cho con ăn nhiều rau xanh để kích thích việc đi vệ sinh.

Nếu trẻ vẫn không cải thiện, ba mẹ nên thăm khám để bác sĩ có biện pháp can thiệp phù hợp.

Tiêu chảy-bệnh hô hấp ở trẻ sơ sinh

Trẻ đi đại tiện phân lỏng với tần suất từ 3 lần/ngày trở lên được coi là bị tiêu chảy. Nếu không điều trị kịp thời thì bệnh lý này sẽ diễn ra rất nhanh dẫn đến tình trạng mất nước có thể gây suy thận, suy hô hấp, thậm chí tử vong.

Mách mẹ cách xử lý nhanh khi con bị tiêu chảy:

  • Uống nhiều hơn thông thường để bù nước, pha dung dịch điện giải Oresol theo hướng dẫn, cho trẻ uống thêm sau mỗi lần đi đại tiện lỏng hoặc nôn ói. Hoặc uống liên tục, uống ít, từng chút một nhưng rải rác đều trong ngày.
  • Tăng cường cữ sữa cho trẻ nếu con còn đang trong giai đoạn bú mẹ. Hãy cho con bú mẹ trong 24 tháng đầu là tốt nhất vì trong sữa mẹ có những chất giúp ngăn chặn sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong đường ruột.
  • Trẻ cần uống bổ sung kẽm dưới dạng nước, từ 10 đến 14 ngày để hỗ trợ làm thuyên giảm tình trạng bệnh.
  • Nếu trẻ có dấu hiệu nguy hiểm như bỏ bú, sốt cao hơn 38 độ C, trong phân có máu thì ba mẹ hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ y khoa ngay trước khi bệnh tình chuyển biến nặng hơn.

Ngoài ra, để tạo tiền đề sức khỏe tốt, giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, mẹ cần được chăm sóc tốt ngay từ khi mang thai. Bé ra đời cần được bú mẹ ngay trong giờ đầu sau sinh. Trẻ được tiếp xúc và bú mẹ sớm sẽ ít mắc tiêu chảy hơn so với những em bé còn lại.

Hi vọng những kiến thức trên đây đã giúp mẹ có thêm hiểu biết để đưa ra cách khắc phục hiệu quả khi gặp các bệnh bệnh hô hấp ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, ba mẹ cần lưu ý quan sát tình trạng bệnh lý của bé để có phản ứng nhanh nếu bé có chuyển biến nặng.

 Kiểm duyệt bởi: Ths.Bs. Lê Đỗ Mười Thương

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí
Bài viết liên quan
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nhưng sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh nếu ba mẹ không can thiệp kịp thời. Hãy tìm hiểu về những
Mẹ nên ăn gì khi trẻ sơ sinh bị táo bón?
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh khá yếu chính vì thế mẹ cần chú ý kĩ lưỡng trong việc cho con ăn uống hàng ngày. Nếu như mẹ cho bé chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ rất dễ khiến cho
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store