Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Dấu hiệu nhận biết trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh
18/12/2021

Hệ tiêu hóa trục trặc hay hệ tiêu hóa khỏe mạnh đều có những dấu hiệu nhận biết riêng. Nếu ba mẹ tinh ý quan sát và nắm rõ những dấu hiệu ấy, ba mẹ sẽ có sự tác động tích cực và kịp thời đến sức khỏe của trẻ. Hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu trẻ sơ sinh hệ tiêu hoá kém tại đây ba mẹ nhé!

Hệ tiêu hóa như thế nào được gọi là khỏe mạnh?

Biểu hiện rõ nhất của một hệ tiêu hóa ổn định là trẻ lớn nhanh, có khả năng tăng trưởng tốt, đạt được các chỉ số cân nặng trung bình như khuyến cáo. Ngoài ra, các dấu hiệu sau cho thấy trẻ đang có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh:

  • Trẻ thích ăn, ăn được đa dạng các thực phẩm.
  • Ngủ đêm ngon giấc, không bị giật mình hay mất giấc.
  • Khả năng hấp thụ thức ăn tốt, đại tiện đều đặn, phân dạng mềm, sệt vừa...
  • Ít gặp các vấn đề rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, chướng bụng…
  • Sắc thái da hồng hào, tươi tắn, cơ thể giàu năng lượng.

Hệ tiêu hóa trục trặc có biểu hiện gì?

Nếu bé có chức năng ruột kém, mẹ sẽ thấy con có những biểu hiện rất rõ ràng như:

  • Quấy khóc khi ăn, biếng ăn và muốn từ chối việc nạp dinh dưỡng mỗi ngày.
  • Tần suất vệ sinh bất thường: Trẻ đi vệ sinh từ 3 lần/ngày kèm toé nước được coi là tiêu chảy, 2 - 3 ngày mới đi vệ sinh và phân rắn được gọi là táo bón.
  • Cấu trúc, trạng thái phân bất thường: Quá cứng hoặc quá lỏng, có màu sắc lạ, có thể kèm máu...
  • Không hấp thu được dinh dưỡng hoàn toàn, thường đại tiện ra phân sống.
  • Khó khăn trong việc đại tiện, đại tiện đau đớn. Tình trạng táo bón thể hiện cơ thể con đang bị mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất xơ.
  • Hay mắc các bệnh rối loạn tiêu hóa, hay đau bụng, quấy khóc, khó ngủ về đêm.
  • Bụng hay trọng tình trạng cứng, phồng, đầy hơi sau khi ăn từ 1 - 2 tiếng.
  • Thể chất kém, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng.

Làm sao để trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh-dấu hiệu trẻ sơ sinh hệ tiêu hoá kém

Đây ắt hẳn là băn khoăn của nhiều ba mẹ, đặc biệt là các ba mẹ có con đầu. Theo các chuyên gia, để bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, mẹ có thể áp dụng những cách sau:

  • Cho bé bú mẹ tối thiểu 6 tháng đầu.
  • Đảm bảo cân đối dinh dưỡng cho bé đủ cả lượng và chất đối với cả trẻ nhỏ và lớn.

  • Người mẹ tăng cường dinh dưỡng, bổ sung đủ chất, đặc biệt là chất xơ và vitamin trong giai đoạn cho con bú.
  • Cho bé ợ hơi kỹ sau bữa ăn.
  • Massage khu vực bụng để con dễ tiêu hóa và đẩy bớt hơi thừa ra khỏi cơ thể.
  • Nếu bé đã biết ăn dặm, mẹ hãy bổ sung sữa chua để cung cấp lợi khuẩn cho con mỗi ngày.
  • Đa dạng thực phẩm và cách chế biến để kích thích nhu cầu ăn, đồng thời cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể bé.
  • Khi con đã biết đi, mẹ hãy cho con tham gia các hoạt động thể chất mỗi ngày để con yêu luôn khỏe mạnh.

Hệ tiêu hóa của trẻ trong năm đầu tiên rất non nớt và dễ bị tấn công, vì vậy ba mẹ cần quan sát kỹ lưỡng những dấu hiệu trẻ sơ sinh hệ tiêu hoá kém biểu hiện ăn uống, vệ sinh của trẻ để chẩn đoán được tình trạng sức khỏe. Trong trường hợp bé có các biểu hiện đau đớn kèm theo tình trạng phân bất thường, ba mẹ hãy hỏi ý kiến của chuyên gia để có cách xử lý phù hợp nhé!

 Kiểm duyệt bởi: Ths.Bs. Lê Đỗ Mười Thương

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí
Bài viết liên quan
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, nhưng sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh nếu ba mẹ không can thiệp kịp thời. Hãy tìm hiểu về những
Mẹ nên ăn gì khi trẻ sơ sinh bị táo bón?
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh khá yếu chính vì thế mẹ cần chú ý kĩ lưỡng trong việc cho con ăn uống hàng ngày. Nếu như mẹ cho bé chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ rất dễ khiến cho
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store