Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Mang thai ngoài tử cung là gì? Cách phòng ngừa mang thai ngoài tử cung
17/12/2021

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng không mong muốn của phụ nữ mang thai, có thể nguy hiểm đến tính mạng người mẹ. Vậy mang thai ngoài tử cung là gì? Phụ nữ khi muốn có thai thì cần làm gì để phòng tránh? Bài viết sau đây sẽ giải thích chi tiết các thắc mắc trên cho mẹ bầu.

Xem thêm: Suy thai trong tử cung: Những điều mẹ bầu cần biết

Mang thai ngoài tử cung là gì?

Thông thường, ống dẫn trứng (hay vòi trứng) sẽ là nơi trứng được thụ tinh. Sau đó, trứng sẽ đi theo ống dẫn trứng vào làm tổ, phát triển phôi thai tại tử cung.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trứng sau khi được thụ tinh lại không di chuyển vào tử cung mà làm tổ tại nơi khác. Trường hợp này được gọi là mang thai ngoài tử cung hay thai ngoài tử cung. Một số nơi mà thai ngoài tử cung có thể làm tổ là:

  • Ống dẫn trứng
  • Buồng trứng
  • Cổ tử cung
  • Ổ bụng

Trong đó, thường gặp nhất là tại ống dẫn trứng, chiếm khoảng hơn 95% các trường hợp mang thai ngoài tử cung.

Tác hại của mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung có những tác động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng của phụ nữ. Khi phôi thai tại ống dẫn trứng phát triển đủ to sẽ làm ống dẫn trứng bị vỡ, khiến thai phụ bị chảy máu, kiệt sức, khó thở và dẫn đến tử vong.

Ngoài ra, mang thai ngoài tử cung cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Các lần mang thai sau của bà bầu sẽ có nguy cơ mắc phải mang thai ngoài tử cung cao hơn so với bình thường.

Nguyên dân dẫn đến mang thai ngoài tử cung

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mang thai ngoài tử cung, nhưng có thể chia làm hai nhóm chính:

Dị tật ống dẫn trứng

Khác với tinh trùng có thể tự di chuyển, trứng muốn đến được tử cung cần có các lông mao ở vòi trứng đẩy đi. Do vậy, khi trứng không thể đến tử cung để làm tổ, thì hầu hết là do ống dẫn trứng có vấn đề:

  • Ống dẫn trứng bẩm sinh bị hẹp, bị tật
  • Từng nạo, phá thai hoặc dùng nhiều thuốc tránh thai
  • Có khối u ở vòi trứng hoặc ngoài vòi trứng, chèn ép gây hẹp vòi trứng

Viêm nhiễm và vi rút

Vi khuẩn và các bệnh lây qua đường tình dục cũng là nguyên nhân gây viêm nhiễm ống dẫn trứng. Ngoài ra, trong ba tháng đầu thai kỳ, vi rút cũng dễ khiến thai bị dị tật và biến chứng, chẳng hạn như vi rút rubella.

Khi có thai ngoài tử cung thì làm thế nào? 

Đối với thai ngoài tử cung, khi mắc phải sẽ chỉ gây hại cho cơ thể của người mẹ. Ngoài ra, thai nhi ngoài tử cung sẽ không thể phát triển bình thường. Do vậy, khi phát hiện đang có thai ngoài tử cung, phụ nữ cần đến bệnh viện để loại bỏ tổ thai ngay lập tức.

Sử dụng thuốc 

Khi phát hiện mang thai ngoài tử cung sớm thì thời gian này thai nhỉ rất nhỏ tim thai chưa phát triển. Khi đó cha mẹ có thể tới bác sĩ sẽ kê thuốc ngăn chặn sự phân chia tế bào, thai được cơ thể hấp thụ, đảm bảo thai nhi vẫn an toàn.

Phương pháp dùng thuốc tỷ lệ thành công cao, tránh được phẫu thuật bảo vệ được vòi trứng, giữ được khả năng sinh sản và có thể điều trị ngoại khoa. Tuy nhiên thời gian theo dõi lâu, tỷ lệ thất bại khoảng 15%, tác dụng phụ của thuốc, có thể gây biến chứng.

Phương pháp phẫu thuật 

Quy trình của việc phẫu thuật là bác sĩ phải cắt đi vòi trứng chỗ phôi thai. Mục đích giữ lại vòi trứng để sau này vẫn có khả năng mang thai.

  • Ưu điểm: Dễ phục hồi, giảm khả năng dính ruột sau mổ.
  • Nhược điểm: Lấy thai chưa hết dẫn đến ảnh hưởng tái phát sau này. Tuy nhiên cần phát hiện sớm nếu quá muộn, rất khó khăn trong việc điều trị.

Phòng tráng mang thai ngoài tử cung 

Với mức độ nguy hiểm trên, phòng tránh mang thai ngoài tử cung là rất quan trọng đối với phụ nữ. Khi có ý định mang thai, phụ nữ nên chú ý thực hiện những điều sau để phòng tránh thai ngoài tử cung:

  • Nếu đã từng mang thai ngoài tử cung, nên xin tư vấn từ bác sĩ
  • Thường xuyên vệ sinh vùng kín, quan hệ tình dục an toàn
  • Kiểm tra sức khỏe sinh sản và tiêm chủng đầy đủ khi muốn mang thai
  • Không sử dụng chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá trong thai kỳ
  • Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh, không “yêu” với nhiều bạn tình, cần có biện pháp “bảo hộ” để tránh viêm nhiễm phụ khoa.
  • Vệ sinh sạch sẽ ở nam và nữ đồng thời cần sạch sẽ đối với nữ trong những ngày hành kinh.
  • Những bạn gái đang và trong độ tuổi sinh sản cần thăm khám phụ khoa ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện sớm những bệnh lí về sinh sản và có biện pháp điều trị kịp thời.
  • Tập luyện thể thao có chế độ sống tích cực lành mạnh.
  • Ăn uống hợp vệ sinh, ăn nhiều rau, cá giúp cung cấp omega 3, omega 6 và các khoáng chất khác có lợi cho máu. 

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng không hiếm gặp và dễ gây ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng phụ nữ. Để đảm bảo sức khỏe sinh sản và mang thai an toàn, phụ nữ cần giữ đường tình dục sạch sẽ và thăm khám, tiêm phòng đầy đủ trước khi có thai.

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí
Bài viết liên quan
Bị trĩ nặng khi mang thai có nên phẫu thuật ngay không?
Có nhiều mẹ bầu bị táo bón lâu ngày hình thành trĩ và trĩ lâu năm. Trong thai kỳ, thậm chí tình trạng trĩ còn nghiêm trọng hơn bởi những thay đổi bất thường của hormone trong cơ
Bật mí cách giảm đau lưng khi mang thai cho mẹ
Mang thai là một món quà dành cho người phụ nữ, khi mẹ có thể cảm nhận những thay đổi từ bé con trong bụng mình. Quá trình đó luôn là thách thức to lớn với mẹ, vì phải trải qua
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store