Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Tiền sản giật là gì? biểu hiện, biến chứng, cách điều trị, cách ăn uống mà mẹ cần phải biết
17/12/2021

Mang thai ở phụ nữ luôn có nhiều rủi ro bệnh lý cần quan tâm. Một trong số đó là tiền sản giật với mức độ nguy hiểm cao. Bài viết sau sẽ giải thích chi tiết tiền sản giật là gì, ảnh hưởng của nó và cách phòng tránh cho mẹ bầu.

I. Tiền sản giật là gì? Biểu hiện tiền sản giật

Tiền sản giật (tiếng Anh là Preeclampsia) là một biến chứng thai kỳ, đặc trưng bởi huyết áp cao và dễ gây tổn thương đến các cơ quan khác, thường là gan và thận. Đa phần các triệu chứng chỉ xuất hiện sau tuần thai thứ 34 (khoảng 3 tháng cuối thai kỳ).

Tiền sản giật là căn nguyên dẫn đến sản giật – một tai biến sản khoa nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Thậm chí, đây còn là nguyên nhân gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

II. Biểu hiện của tiền sản giật 

1.Huyết áp cao

Huyết áp cao là đặc điểm dễ nhận biết nhất của tiền sản giật, đặc biệt là hai tình huống sau:

  • Thai phụ có huyết áp tối đa lớn hơn 140mmHg hoặc huyết áp tối thiểu lớn hơn 90mmHg ở tuần thai thứ 20 (trước khi mang thai chỉ số huyết áp bình thường).
  • So với trước khi mang thai, thai phụ có huyết áp tối đa tăng hơn 30mmHg hoặc huyết áp tối thiểu tăng hơn 15mmHg.

2.Protein niệu

Thận có chức năng giúp tái hấp thụ protein. nên nước tiểu thông thường gần như không có protein. Hiện tượng xét nghiệm thấy nồng độ protein trong nước tiểu đạt 30 - 300mg/24 giờ được gọi là protein niệu.

3.Phù nề

Thông thường, thai phụ ở ba tháng cuối thai kỳ thường xuất hiện phù nề sinh lý. Phù nề này thường nhẹ, xuất hiện ở chân vào chiếu tối, khi kê chân cao sẽ hết.

Phù nề gặp ở tiền sản giật thường là loại phù nề nặng, xuất hiện ở toàn thân vào buổi sáng, khi nghỉ ngơi và kê chân cao sẽ không hết.

4.Một số biểu hiện khác

Ngoài ra, mẹ bầu mắc tiền sản giật cũng có thể gặp các biểu hiện như:

  • Đi tiểu ít
  • Chóng mặt, hoa mắt, khó thở, giảm hoặc mất tầm nhìn tạm thời hoặc nhạy cảm với ánh sáng
  • Buồn nôn, đau bụng trên
  • Nhức đầu dữ dội
  • Khó thở (do chất lỏng tích tụ trong phổi)
  • Tăng cân đột ngột (hơn 2kg/tuần)

III. Tiền sản giật có nguy hiểm không?

Tiền sản giật làm rối loạn hệ thống cơ quan của mẹ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của cả mẹ và bé.

  1. Đối với người mẹ

Hội chứng hellp

Hellp là hiện tượng tan máu (phá hủy các tế bào hồng cầu), men gan cao và số lượng tiểu cầu thấp. Đây là biến chứng tiền sản giật nặng, xuất hiện ở 4 – 12% mẹ bầu, nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và bé.

Các triệu chứng của hội chứng HELLP bao gồm buồn nôn và nôn, đau đầu, đau bụng trên bên phải. Hội chứng HELLP đặc biệt nguy hiểm vì gây tổn thương nghiêm trọng một số hệ thống cơ quan khác. 

Sản giật

Khi không được kiểm soát, biến chứng sản giật (tiền sản giật cộng với co giật) có khả năng xảy ra. Sản giật được xem là một trong những tai biến sản khoa gây tử vong hàng đầu cho mẹ và bé. Vì thế, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu sản giật (động kinh, đau bụng, bất tỉnh), bác sĩ cần can thiệp ngay bất kể đang ở tuần thứ bao nhiêu của thai kỳ.

Tổn thương các cơ quan khác

Bệnh tiền sản giật khi mang bầu có thể gây tổn thương thận, gan, phổi, tim, mắt. Bên cạnh đó, nó còn dễ gây đột quỵ hoặc chấn thương não. Mức độ gây tổn thương cho các cơ quan phụ thuộc vào độ nghiêm trọng của bệnh.

Bệnh tim mạch

Căn bệnh này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và mạch máu cho sản phụ trong tương lai. Nguy cơ thậm chí còn lớn hơn, nếu bạn bị vấn đề này nhiều lần hoặc sinh non. Để giảm thiểu rủi ro này, sau khi sinh, bạn hãy cố gắng duy trì cân nặng lý tưởng, ăn nhiều trái cây và rau quả, tập thể dục thường xuyên và không hút thuốc lá.

2.Đối với thai nhi

Thai nhi cần dinh dưỡng và oxy thông qua máu từ mẹ. Khi mẹ bị huyết áp tăng, chảy máu hay tràn dịch do tiền sản giật sẽ khiến thai nhi:

  • Bong nhau non
  • Sinh non
  • Suy dinh dưỡng
  • Thai chết lưu

Thai nhi tăng trưởng chậm

Bệnh ảnh hưởng đến các động mạch mang máu đến nhau thai. Khi nhau thai không nhận đủ lượng máu cần thiết, thai nhi sẽ không được cung cấp đủ máu, oxy và chất dinh dưỡng. Đây là nguyên nhân khiến em bé chậm tăng trưởng, trở nên nhẹ cân và suy dinh dưỡng lúc chào đời.

Sinh non

Nếu bạn bị ở mức độ nghiêm trọng, có thể bác sĩ sẽ chỉ định bạn sinh sớm để tránh nguy hiểm cho hai mẹ con. Tuy nhiên, sinh non sẽ khiến em bé gặp phải các vấn đề sức khỏe như suy giảm hệ miễn dịch, hệ hô hấp, các cơ quan khác bị tổn thương. Do đó, thai phụ bị hội chứng trong khi mang bầu này cần được thăm khám thường xuyên để bác sĩ xác định thời điểm nào là tốt nhất cho chuyến vượt cạn quan trọng. 

Rau bong non

Tiền sản giật làm tăng nguy cơ vỡ nhau thai – tình trạng nhau thai tách ra khỏi thành trong của tử cung trước khi sinh. Nhau thai bị vỡ có thể gây chảy máu nặng, đe dọa tính mạng cả mẹ và em bé.

IV. Xét nghiệm tiền sản giật

Xét nghiệm tiền sản giật thường được khám từ tuổi thai từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày. Loại xét nghiệm không xâm lấn và không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. 

Nếu thai phụ thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh thì mẹ sẽ nhận được liệu trình giúp phòng ngừa bệnh. Nếu thuộc nhóm nguy cơ thấp thì mẹ bầu vẫn cần phải thăm khám thường xuyên để phát hiện sớm nếu có dấu hiệu trong các tuần tiếp theo. 

V. Cách điều trị tiền sản giật? Phác đồ điều trị tiền sản giật 

1.Điều trị tiền sản giật nhẹ

- Khám định kỳ 1 lần/ tuần tại bệnh viện. Làm xét nghiệm bao gồm:

  • Huyết đồ
  • Chức năng gan
  • Chắc năng thận
  • Xét nghiệm đông máu toàn bộ 
  • Nhóm máu và tổng phân tích nước tiểu
  • Đo monitoring sản khoa
  • Siêu âm thai Doppler
  • Theo dõi cử động của thai máy

- Thực hiện tại nhà: 

  • Đo huyết áp 2 lần/ ngày( sáng, chiều)
  • Theo dõi thông số, cân nặng, thai máy
  • Nghỉ ngơi hạn chế làm việc. 

2.Điều trị tiền sản giật nặng

Sử dụng các loại thuốc: 

Thuốc hạ áp: Trandate, Adalat Retard hoặc Aldomet

  • Ngừa co giật: dùng magnesium sulfate qua đường tiêm tĩnh
  • mạch và truyền tĩnh mạch để duy trì. Theo phác đồ thì chỉ truyền TM ( có pha loãng dd MgSO4) qua kim tiêm điện/ tiêm bắp (mông). 
  • Tiêm TM nguy hiểm dễ ngừng tim. Lưu ý khi sử dụng MgSO4 cần theo dõi nồng đồ Mg 2+ và dự phòng Calci Gluconate trong trường hợp quá liều gây ngừng tim.
  • Đối với tiền sản giật nặng việc quan trọng nhất là hồi sức vừa cắt cơ co giật, đồng thời lấy thai nhi ra thật nhanh để cứu mẹ và con.

VI. Bị tiền sản giật nên ăn gì?

Không có một chế độ ăn uống nào được công nhận để ngăn ngừa tiền sản giật. Nhưng các bác sĩ và chuyên gia khuyên rằng nên ăn nhiều trái cây, ngũ cốc, rau, protein nạc, chất béo lành mạnh luôn là chế độ tuyệt với với cả cơ thể có hoặc không có thai. Một số chất tốt cho cơ thể phòng tránh nguy cơ tiền sản giật:

  • Canxi: Giúp thư giãn mạch máu để chúng không bơm máu quá nhanh. Sữa, sữa chua, phô mai, cá hồi, rau cải bó xôi…
  • Omega 3: Phát triển não bộ đặt biệt tốt với mẹ bầu đang mang thai. Các loại cá ít thủy ngân là lựa chọn hoàn hảo. 
  • Sắt: Với mẹ mang thai lượng sắt sẽ gấp 3 lần bình thường. Thịt đỏ nạc, thịt gia cầm, cá, đậu và rau cải bó xôi.
  • Vitamin D: Vitamin D3 là chất có tác dụng giúp cơ thể hấp thu magiê tốt hơn. Ánh nắng mặt trời là tốt nhất ngoài ra bạn có thể ăn trứng. 
  • Các loại vitamin: Vitamin có nhiều trong rau củ, trái cây tươi giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể. 
  • Axit folic: Giảm thiểu dị tật bẩm sinh, nguy cơ sinh non. Các loại rau lá xanh, trái cây họ cam quýt, đậu khô và ngũ cốc.

Các thực phẩm hạn chế ăn: 

  • Thực phẩm chế biến sẵn: ngũ cốc, mì ăn liền, đồ hộp, giò chả, xúc xích…
  • Gia vị: mì chính, bột ngọt, hạt tiêu, gừng, ớt.
  • Mỡ động vật, bơ.
  • Phủ tạng động vật: như tim, gan, cật (thận).
  • Thực phẩm tươi sống: thịt sống, trứng trần, gỏi.
  • Các món rán, quay, xào.
  • Nên ăn hoa quả cả múi, miếng để có chất xơ.

Tiền sản giật khi không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dễ dẫn đến sản giật. Tiền sản giật- sản giật đều gây nguy hiểm cao đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Thai phụ cần chú ý ăn uống điều độ, thăm khám định kỳ và kịp thời đến bệnh viện khi có dấu hiệu bất ổn.

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí
Bài viết liên quan
Bị trĩ nặng khi mang thai có nên phẫu thuật ngay không?
Có nhiều mẹ bầu bị táo bón lâu ngày hình thành trĩ và trĩ lâu năm. Trong thai kỳ, thậm chí tình trạng trĩ còn nghiêm trọng hơn bởi những thay đổi bất thường của hormone trong cơ
Bật mí cách giảm đau lưng khi mang thai cho mẹ
Mang thai là một món quà dành cho người phụ nữ, khi mẹ có thể cảm nhận những thay đổi từ bé con trong bụng mình. Quá trình đó luôn là thách thức to lớn với mẹ, vì phải trải qua
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store